Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

[Review] Battle Royale (2000) - Dưới góc nhìn của một người đã từng xem The Hunger Games







Imdb: 7.8
Đạo diễn : Kinji Fukasaku
Kịch bản : Koushun Takami (tiểu thuyết), Kenta Fukasaku
Diễn viên : Tatsuya Furiwara, Aki Maeda, Tarô Yamamoto
Link tracker : HDVNbits.Org :: Battle Royale 2000 mHD BluRay Ac3 x264-EPiK - Phim Bo|phim hd|download|torrent|P2P|BitTorrent|Download|Movie





Nhiều máu me hơn, nhiều súng ống hơn, nhiều pha cháy nổ hơn, nhiều sự thể hiện cảm xúc hơn nhưng có điều gì đó vẫn chưa đủ để tạo nên một hiệu quả mà The Hunger Games đã có ở người viết

Trước tiên, đây là một bài review so sánh chủ quan giữa hai phim về một số khía cạnh, do đó topic này “mở”, những ai thích thù thì vào chia sẻ chung cho vui, câm lôi ông bà vào đây.Cũng vì vậy, thớt này không nhằm đánh giá một phim nào thật sự xuất sắc hơn bởi khách quan mà nói Battle Royale được làm trước The Hunger Game hơn 10 năm, kĩ thuật làm phim hồi đó không hiện đại như bây giờ, lại không phải sản xuất ở Hollywood, kinh phí thì dưới 5 triệu $ nên cái tít mới nói là cái nhìn chủ quan của một người đã xem phim The Hunger Game, chỉ để nói lên cảm nhận chủ quan của một người bây giờ xem phim hồi xưa thôi.

Battle Royales (2000) là bộ phim của cố đạo diễn Kinji Fukasaku (phim này cũng là phim cuối cùng của ông, làm khi đã 70 tuổi !) dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Koushun Takami, bộ phim được đón nhận rất rộng rãi (dù phát hành hạn chế) ở Nhật cũng như trên toàn thế giới, được Bloody Disgusting xếp hạng vào một trong 20 bộ phim kinh dị hay nhất thập kỉ (!), được tạp chí Empire xếp hạng 235 trong 500 bộ phim vĩ đại nhất mọi thời đại và xếp hạng 82 trong “100 bộ phim hay nhất của World Cinema” và ngay cả bản thân đạo diễn lừng danh Queentin Tarantino cũng xem bộ phim này là một trong những bộ phim yêu thích nhất của ổng. Những vinh dự to lớn đủ thuyết phục chúng ta phải xem phim này ít nhất một lần.




Ý tưởng cơ bản của phim giống với The Hunger Game, các nhân vật được đưa vào một khu vực được điều khiển bởi một trung tâm và các nhân vật này phải giết lẫn nhau đến khi còn lại chỉ một người sống sót. Ý tưởng thì giống nhưng khía cạnh khai thác của hai bộ phim khá là khác biệt, The Hunger Game dành phần lớn thời gian cho trước trận đấu, tập trung toàn bộ vào hai nhân vật chính Kaniss và Peta và tính kịch nhắm chủ yếu đến tình cảm lờ mờ giữa hai cô cậu này, còn diễn biến lúc đầu của Battle Royales khá là nhanh gọn không chuẩn bị, không luyện tập, không thi cử (do không cần tìm nhà tài trợ ) và phim đề cập tới nhiều tuyến nhân vật (Shuya và Noriko, bộ ba “điện toán” hacker, Mitsuko, Kawada,..) và tính kịch được tập trung nhiều vào đời mỗi cá nhân và tình bạn giữa các nhân vật . Những ai đã xem The Hunger Game rồi thì đều phải khẳng định là thời gian dành cho phân cảnh tiền cuộc đấu không hề lãng phí chút nào, tất các ý đồ gởi gắm đều thực hiện tốt, mâu thuẫn tiềm tàng giữa dân các quận Panem và Capitol dẫn đến sự bất phục ý chí của Kaniss và Peta, sự nguy hiểm của các vật hiến sinh của các quận khác dù thể hiện thoáng qua nhưng ấn tượng mạnh mẽ, từ quá trình luyện tập các kỹ năng sinh tồn đến các cuộc thi thố để giành giựt sự chú ý nhà tài trợ đủ thấy đấu trường là nơi nguy hiểm vô cùng, còn Battle Royales dù tận dụng được hiệu quả thời gian ít ỏi trước trận đấu thể hiện được một chút sự thân tình gắn kết bạn bè (có đôi chút yêu đương) trong lớp nhưng vẫn chưa để lại ấn tượng sâu sắc, dù sau này các khía cạnh này còn đề cập nhiều nhưng khoảng thời gian trải nghiệm căng thẳng kiểu “yêu nhau mà phải giết nhau” người xem cũng đã mất đi mất rồi ( vì chữ “yêu” không khắc họa đủ lúc đầu). Còn các ý đồ của việc xây dựng nhiều tuyến nhân vật cũng khá thành công về một số mặt, xen kẽ trận đấu là một số tiểu cảnh hồi tưởng lại trước trận đấu làm rõ được sự quan tâm và tình cảm thầm kín mà các thành viên dành cho nhau, điểm cộng dành cho tiểu đoạn hồi tưởng về trận thắng (hình như với lớp A) của lớp B , khi mà mọi người đều đồng lòng sát cánh hướng tới chiến thắng tập thể, cho thấy tình cảm tốt đẹp mà cả lớp đang có, như đã nói ở trên sự đau xót khi “tự mình phải giết bạn thân của mình” chưa để lại ấn tượng nhiều, Vote THG

















Hành động và súng ống có sự khác biệt rõ rệt, Battle Royales bắn chém dữ dội THG nhiều, dù không thể hiện được sự tinh tế như THG (lao lượn, dao phóng, tên bay một cách chính xác, sức mạnh,võ thuật..) nhưng bù lại ở khía cạnh bạo lực thì Battle Royales để lại được dấu ấn đặc biệt cho dòng phim kinh dị, sự cuồng sát đã thành bản năng của Kiriyama( xem phim này thấy cha này bắn súng mà hãi hùng) , sự độc ác sinh ra từ ám ảnh quá khứ Mitsuko tạo nên sự hiếu sát cho hai nhân vật này nhiều hơn là thể hiện được năng lực giết chóc của Glove và Cato trong THG, nói về bạo lực,..mặt này BR hơn rồi, nhưng xúc cảm mang lại thì THG vẫn hơn









Diễn xuất, phong cách diễn xuất của Nhật nó kì kì, những hành động tâm lí biểu lộ như diễn kịch, những hành động cảm xúc thái quá , xúc cảm đọng lại quá ít liên tục tạo nên điểm trừ với người viết. Còn với THG thì khác, Jenifer Lawrennce để lại cảm xúc rất mạnh mẽ: nỗi sợ hãi, sự hốt hoảng (đặc biệt ở đoạn bắt đầu trận đấu), và cả chút ngây thơ trong tình cảm theo người xem từng phút . Vote chắc THG. Cũng nên thêm điểm cộng cho BR, diễn viên nữ rất nhiều và xinh, mặc đồ học sinh đi chém giết.







Cả sắc thái BR và THG đều là sự chết chóc, nhưng ở THG sự chết chóc này được gắn liền tĩnh lặng, nhẹ nhàng, chát chúa (kiểu từ từ, rình rập) hơn là BR, sự chết chóc được đẩy mạnh mẽ, khốc liệt, sướt mướt (kiểu dồn dập, liên hoàn). Góp phần tạo nên các sắc thái chết chóc này chính là nhạc nền, khía cạnh này khác biệt hoàn toàn ở hai phim. THG với sự nhẹ nhàng, sâu lắng của các bài hát ru làm cho cái chết trở thành một điều gì đó nguy hiểm. BR thì dùng nhiều phần nhạc giao hưởng, âm thanh dồn dập, dâng trào làm cái chết nó đến một mạnh bạo và dữ dội (THG chết kiểu giật mình, BR chết kiểu bạo lực ). Không vote được chỗ này.




Có lẽ vì THG là phần đầu của một bộ ba có lẽ vì vậy mà THG phong phú hơn BR. Trong ý tưởng cuộc chiến sinh tử thì cái căng thẳng nhất đeo bám suốt phim là yếu tố chỉ duy nhất một người được sống. Chính yếu tố này là chất liệu cho khán giả sự băn khoăn theo kiểu “hai đứa này yêu nhau thì làm sao bây giờ ?”. Cái hay của yếu tố này, nằm ở bao lâu sự băn khoăn này đeo bám trong đầu khán giả và cách giải quyết cái nút thắt đó như thế nào để cho khán giả có được hy vọng nhưng hy vọng đó phải không được quá lớn và rõ ràng để đánh mất đi sự hồi hộp. Khía cạnh này, THG tốt hơn BR, THG ngay từ đầu là chỉ một được sống không ngoại lệ và điều đó được giữ rất dài, sau đó mở nút cho hai người cùng quận sống nhưng khi đó Peta bị thương nặng, Kaniss phải đi lấy đồ tiếp tế trong khi những đối thủ rất mạnh vẫn còn sống, chính việc việc mở nút này khiến sự sống còn của Kaniss và Peta có được sự tập trung chú ý rất cao. Còn BR thì mở nút hơi sớm và đa dạng thành ra , lối thoát khỏi trò chơi có được khá nhiều, Bộ ba hacker tìm cách xâm nhập vào tổng chỉ huy, Kawada biết cách rời khỏi đảo, hiệu ứng của những tình tiết này không gì hơn là một tình tiết tiếp truyện của phim.Ngoài ra, những tình tiết đề cập nhiều trong BR như “vùng nguy hiểm” thì lại không thể hiện nó ra, còn tương tự như THG có đề cập tới “vùng biên giới” và ai xem phim rồi cũng biết nó “nguy hiểm” thế nào.





Như đã viết ở trên, thì những nhận định này chỉ là một số đánh giá chủ quan của người viết, người viết thích THG hơn và không hề đánh giá mức độ xuất sắc của bất kì phim nào. Bởi có những bộ phim tạo nên một khởi đầu xuất sắc cho một ý tưởng, và được hoàn thiện dần thành những tuyệt tác về sau, một cái nhìn từ cách ta thưởng thức một sản phẩm đã hoàn chỉnh và lấy tiêu chuẩn đó đánh giá ngược về sau nhiều khi không công bằng, ta dễ gặp trường hợp này với những bạn 9x khi xem Stars War (I,II,II --> sx năm 80s) sau khi đã xem quá nhiều phim viễn tưởng với kỹ xảo hoành tráng thì bắt đầu xem thì thấy phim không hay, có lẽ trong trường hợp của Battle Royales cảm nhận người viết cũng giống như thế chăng ? Mời những ai đã từng xem rồi vào chia sẻ

Không có nhận xét nào: