Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Điệp viên Jennifer Lawrence lại dùng chiêu quyến rũ cấp độ... hủy diệt làm vũ khí lợi hại

Trailer mới của "Red Sparrow" hé lộ một Jennifer Lawrence đầy chết chóc và quyến rũ.

Năm 2017 là một năm khá im ắng nhưng cũng đầy sóng gió với Jennifer Lawrence khi cô chỉ tham gia vào đúng một bộ phim là Mother!. Tuy nhiên, khi tác phẩm của đạo diễn Darren Aronofsky ra mắt thì đã nổ ra những tranh cãi không hồi kết. Khán giả đại chúng thì tẩy chay Mother! trong khi các nhà phê bình thì hết lời khen ngợi dành cho bộ phim kì quái này. Tất nhiên, diễn xuất của Jennifer Lawrence thì vẫn được nhiều người công nhận. Và trong năm 2018, cô trở lại với một tác phẩm trinh thám hành động mang tên Red Sparrow.
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết do chính tay cựu đặc vụ CIA Jason Matthews chấp bút, Red Sparrow (tựa Việt hoá: Điệp Vụ Chim Sẻ Đỏ) là một trong những bộ phim trinh thám được kỳ vọng nhất ở Hollywood trong năm 2018. Jennifer Lawrence một lần nữa hội ngộ đạo diễn "Hunger Games" Francis Lawrence để đem đến cho khán giả những thước phim nghẹt thở và gay cấn nhất.
Điệp viên Jennifer Lawrence lại dùng chiêu quyến rũ cấp độ... hủy diệt làm vũ khí lợi hại - Ảnh 2.
Điệp viên Jennifer Lawrence lại dùng chiêu quyến rũ cấp độ... hủy diệt làm vũ khí lợi hại - Ảnh 3.
Jennifer Lawrence đầy thần thái trong trailer mới
Vừa qua, nhà sản xuất của Red Sparrow đã tung ra đoạn trailer chính thức, hé lộ trọn vẹn câu chuyện và manh nha những tình tiết ly kì trong phim. Trong Red Sparrow, Jennifer Lawrence vào vai Dominika Egorova, một nữ điệp viên Nga đã trải qua quá trình huấn luyện vô cùng khắc nghiệt.
Cô được trui rèn khả năng sử dụng cơ thể làm "vũ khí khêu gợi" để quyến rũ, thao túng và giết chết mục tiêu. Những phụ nữ được đào tạo nghiêm ngặt như Egorova được gọi là "chim sẻ" (sparrow). Trong một phi vụ truy tìm kẻ phản bội trong chính phủ, Egorova đã gặp gỡ điệp viên CIA Nathaniel Nash (Joel Edgerton đóng). Từ đây, lòng trung thành của cô dành cho tổ chức tình báo bị lung lay.
Điệp viên Jennifer Lawrence lại dùng chiêu quyến rũ cấp độ... hủy diệt làm vũ khí lợi hại - Ảnh 4.
Điệp viên Jennifer Lawrence lại dùng chiêu quyến rũ cấp độ... hủy diệt làm vũ khí lợi hại - Ảnh 5.
Cô tái hiện hình ảnh một điệp viên, sát thủ sử dụng sự gợi cảm để tấn công con mồi
Đoạn trailer cho thấy tác phẩm "nặng đô" với những hình ảnh bạo lực đẫm máu, đồng thời gây tò mò trước cuộc đấu trí giữa các thế lực lớn. Đây cũng là bộ phim hành động mới nhất có nhân vật chính là phụ nữ, tiếp nối xuất phẩm Atomic Blonde do đàn chị Charlize Theron cầm trịch. Vai diễn nữ sát thủ trong Red Sparrow chắc hẳn mang đến một màn lột xác mới cho Jennifer Lawrence.
Điệp viên Jennifer Lawrence lại dùng chiêu quyến rũ cấp độ... hủy diệt làm vũ khí lợi hại - Ảnh 6.
Tạo hình của Jennifer Lawrence được so sánh với Charlize Theron trong "Atomic Blonde"
Red Sparrow có sự bảo chứng chất lượng từ trước đến sau ống kính. Phim được thực hiện bởi đạo diễn tên tuổi Francis Lawrence, nổi tiếng với series Hunger Games, I Am Legend (2007), Constantine (2005),... Kịch bản phim được chấp bút bởi biên kịch từng nhận đề cử BAFTA Justin Haythe, vừa gây tiếng vang với A Cure for Wellness hồi năm ngoái.
Điệp viên Jennifer Lawrence lại dùng chiêu quyến rũ cấp độ... hủy diệt làm vũ khí lợi hại - Ảnh 7.
Trong dàn diễn viên, ngoài Jennifer Lawrence còn là những cái tên thực lực như Jeremy Irons từng giành cúp Oscar, bóng hồng Mary-Louise Parker 2 lần đoạt giải Quả Cầu Vàng, Joel Edgerton từng nhận đề cử Quả Cầu Vàng... Với sự góp tay của những tài năng bậc nhất Hollywood, Red Sparrow hứa hẹn là tác phẩm gây bùng nổ màn ảnh rộng trong tháng Quốc tế Phụ Nữ sắp tới đây.

Điểm mặt dàn sao đình đám trong bom tấn "Justice League"

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Cô Ba Sài Gòn (2017) Những Tà Áo Vô Hồn

Tôi không biết gì nhiều về thời trang. Không nhiều hơn Gucci hay Chanel, hay Vascara. Tôi cũng không rõ về thời trang thập niên 60. Vì thế, theo dõi những thuật ngữ thời trang được “bắn” như mưa trong Cô Ba Sài Gòn quả thật không dễ chịu lắm. Nhưng tôi, và có lẽ nhiều khán giả khác, không nghĩ bộ phim mới nhất do Ngô Thanh Vân sản xuất lại đi theo hướng này. Không phải một phim nói về quá khứ, mà là hiện tại. Không phải phim nghệ thuật nghiêm túc như Áo Lụa Hà Đông (2006) mà là một Devil Wears Prada phiên bản Việt, pha lẫn yếu tố xuyên không, đi ngược hoàn toàn ấn tượng mà trailer hay poster tạo nên.



Do đó, nếu bạn mong chờ được chứng kiến Sài Gòn ngày quá vãng, hãy sẵn sàng để thất vọng. Chỉ khoảng 10 phút đầu phim là đưa người xem về lại “hòn ngọc Viễn Đông” năm 1969. Ở đó, Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc) là “cô Ba Sài Gòn”, đệ nhất thanh nữ, con gái của nhà may áo dài nức tiếng Thanh Mai (Ngô Thanh Vân). Bà Thanh Mai mong chờ con gái sẽ kế nghiệp nhà may áo dài Thanh Nữ, nhưng Như Ý tỏ ra chống đối, vì yêu thích Âu phục hơn. Bà Mai đành truyền bí kíp may áo lại cho cô con nuôi Thanh Loan (Oanh Kiều).

Trong khi mâu thuẫn giữa mẹ và con gái chưa được giải quyết, Như Ý bất ngờ… xuyên không đến năm 2017. Ở đó, cô gặp phiên bản của chính mình ở tương lai là bà An Khánh (Hồng Vân), một phụ nữ thất bại toàn tập và đang chuẩn bị tự tử. Như Ý cũng phát hiện ra mẹ mình đã qua đời, tiệm may Thanh Nữ đã đóng cửa, còn ngôi nhà sắp sửa bị siết mất. Để cứu lấy nghiệp may của gia đình, Như Ý phải đầu quân cho công ty thiết kế thời trang của Helen (Diễm My 9x), con gái bà Thanh Loan. Từng chút một, cô vừa phát huy tài năng của mình, vừa học cách yêu lấy chiếc áo dài truyền thống.

Cái tứ của phim là như vậy, thoạt nghe có vẻ khá ổn. Nhưng đáng tiếc, bộ phim lại không khai thác được hiệu quả nội dung này. Vấn đề lớn nhất, và là chuyện muôn năm cũ của phim Việt, là kịch bản. Cô Ba Sài Gòn là một kịch bản vụng về, giáo điều, tuân thủ một cách cứng nhắc các qui tắc trong biên kịch, nhưng thiếu vắng sự thấu hiểu về chủ đề và thể loại đang khai thác.

Ở yếu tố xuyên không, hay dùng từ cổ điển hơn là du hành thời gian, Cô Ba Sài Gòn mắc những lỗi cơ bản của thể loại. Sự phức tạp và thú vị của du hành thời gian là ở tính “du hành” và quan hệ nhân – quả. Ở tính du hành, đó là một lựa chọn sai. Rõ ràng chúng ta sẽ thích thú khi được trở về Sài Gòn năm 69, hơn là từ năm 69 đến hiện tại. Có gì để khám phá ở đây, lúc này, tại thành phố này? Đây còn là một lựa chọn thiếu dũng cảm. Vì như thế, công việc tái hiện quá khứ sẽ dễ thở hơn. Sự thật, Sài Gòn xưa trong phim chỉ là đôi ba cảnh nội và các đoạn phim tư liệu. Dù có bổ sung thêm các đoạn nhạc hơi hướng quá vãng, vẫn không tạo ra được không khí mà bộ phim cần đến. Về khoản này, Cô Ba Sài Gòn còn không làm tốt bằng Cô Gái Đến Từ Hôm Qua hay ngay cả Fan Cuồng.

Trong khi đó, có biết bao điều có thể làm, có thể khai thác ở Sài Gòn ngày xưa. Không chỉ là âm nhạc hay đôi ba bộ điệu lai Pháp được sử dụng quá mức cần thiết trong phim, Sài Gòn trước 75 là cả một nền văn hóa mà người xem luôn mong muốn được trở lại, được ngắm nhìn. Con người thời đó sinh sống và làm việc ra sao? Họ đối xử với nhau như thế nào? Họ có suy nghĩ gì về thời cuộc hay chính thành phố của mình? Mâu thuẫn giữa bà Thanh Mai và Như Ý đại diện cho mâu thuẫn giữa các thế hệ và ý thức hệ, giữa truyền thống và tân thời. Muốn khai thác sâu sắc phải gắn cho nó một bối cảnh, một thời đại đang ở giữa những biến động. Nhưng bộ phim không thể chạm tới tầm mức này, cực kì eo hẹp về chi tiết.

Từ một nhà may, nếu là một biên kịch tốt, có thể cho thấy cả một thế giới. Còn Cô Ba Sài Gòn, từ một thế giới thu nhỏ lại chỉ còn một nhà may.

Yếu tố thời gian trong phim, giống như các yếu tố khác, tạo cảm giác góp nhặt từ các phim nước ngoài nhưng lại chưa nắm vững được cốt lõi. Có hai lí thuyết mà bất kì ai sử dụng yếu tố thời gian đều phải nhớ đến: Nguyên nhân – hệ quả và các dòng thời gian song song. Cái sau là để giải quyết cho cái trước. Nắm vững hai điều này sẽ giúp xây dựng tâm lí nhân vật đáng tin hơn, và tránh đi các nghịch lý.

Rất nhiều nghịch lý tồn tại trong phim này không được giải quyết, hoặc giải quyết rất ngô nghê. Bà An Khánh năm 2017 là thuộc dòng thời gian nào? Nếu cùng dòng thời gian với Như Ý, dĩ nhiên bà đã từng du hành đến tương lai, và dĩ nhiên, đã thay đổi tương lai. Vậy làm sao bà có thể tồn tại? Nếu thuộc dòng thời gian khác, làm sao bà nhận ra Như Ý ngay khi cô vừa xuất hiện? Chưa kể rằng, theo khoa học, một người không thể chạm vào chính mình ở dòng thời gian khác, vì vi phạm các định luật vật chất, và cả hai sẽ tan biến ngay lập tức.

Chưa kể rằng, nguyên nhân của việc du hành thời gian là rất thiếu thuyết phục. Là phim giả tưởng, chúng ta có thể chấp nhận bất kì dụng cụ xuyên không nào, từ cỗ máy cho đến một chiếc tủ, hay thậm chí cả bồn tắm, nhưng nó phải thuyết phục. Cỗ máy phải là nỗ lực của một nhà bác học nào đó. Chiếc tủ phải liên quan đến khả năng di truyền của dòng họ. Ngay cả nhảm nhí như cái bồn tắm, cũng phải có một gã sửa chữa bí ẩn xuất hiện. Chúng phải đáng tin, phải là một chiếc ốc vít kết nối các phần câu chuyện. Trong khi đó, viên ngọc lục bảo của bà Thanh Mai được “quăng” ra chỉ để Như Ý đến tương lai. Không lịch sử, không liên quan gì đến yếu tố thời trang, không được sử dụng để làm gì khác. Một chi tiết vô duyên hết sức.


Ngô Thanh Vân là một nhà sản xuất thông minh và thức thời. Có lẽ kể từ sau Dòng Máu Anh Hùng (2008), cô đã nhận ra rằng muốn thành công luôn phải gắn với yếu tố văn hóa Việt. Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể là một ví dụ. Tuy nhiên, từ biết đến hiểu là cả một quá trình dài, và đưa được cái hiểu đó vào phim ảnh, lại là một công việc đầy khó khăn. Nếu Tấm Cám có thể xem là một thử nghiệm về kĩ xảo đồ họa, thì Cô Ba Sài Gòn được chờ đợi là một phim thật sự khai thác yếu tố dân tộc, cụ thể là áo dài. Nhưng không, đây chỉ là một phim chick-flick thông thường gán vào chiếc áo dài, chưa đủ tầm để nêu lên vẻ đẹp ở cả mặt thời trang lẫn biểu tượng của trang phục này.

Cô Ba Sài Gòn chỉ quanh đi quẩn lại những câu thoại sáo rỗng và mang tính trả bài, sách giáo khoa. Vẫn vướng một điểm yếu mãi vẫn chưa được khắc phục ở phim Việt nói chung là xây dựng nhân vật. Vẫn là các nhân vật không có chiều sâu, không thật, không đáng quan tâm, từ bà Thanh Mai, Như Ý, Thanh Loan, Helen… Trừ bà An Khánh là có nét sinh động, nhờ diễn xuất kinh nghiệm của Hồng Vân. Các cao trào đẩy lên quá nhanh mà không hề có sự chuẩn bị. Các mối liên hệ mờ nhạt và mang tính lắp ghép. Các trường đoạn lặp lại, hoặc “lấy cảm hứng” quá nhiều từ các phim khác, mà không chú ý đến không khí chung. Tôi không có nhiều phút giây hào hứng hay cảm động khi thưởng thức, ngoài đôi chút ngượng nghịu như thể đang xem các diễn viên đóng giả một người khác, và cái giả cứ hiển hiện trước mắt.

Trong khi đó, không phải Cô Ba Sài Gòn không có những hướng đi khác sáng sủa hơn. Đầu phim, chúng ta thấy một mối quan hệ có phần cạnh tranh giữa Như Ý và Thanh Loan. Vì sao không phải là một cuộc ganh đua giữa truyền thống và tân thời giữa cả hai, và có thể kéo dài đến đời con ở hiện tại? Vì sao cảnh gặp gỡ cuối phim lại diễn ra dễ dãi và nhanh chóng như thế? Sao lại bỏ qua tình huống rằng Như Ý có thể không bao giờ trở về quá khứ được nữa, và vì thế, không thể gặp lại mẹ? Điều đó có thể thêm vào rất nhiều gia vị cảm xúc cho phim. Vì sao chỉ xây dựng một mối quan hệ hời hợt giữa cô và nhân vật nam gần như duy nhất trong phim là con của bà Thanh Loan? Phim hoàn toàn thiếu các tuyến truyện phụ để có được một độ dày cần thiết.

Ngô Thanh Vân có lẽ sẽ hợp hơn ở các vai trò sau ống kính, sản xuất hoặc đạo diễn, nhưng rất khó trong vai trò diễn viên. Đài từ của cô rất tệ, và phá hỏng tất cả ấn tượng diễn xuất có thể mang đến. Cô cũng không hợp và không có khí chất của những vai già hơn tuổi. Trong Cô Ba Sài Gòn, Thanh Mai và Như Ý giống chị em hơn là mẹ con. Ninh Dương Lan Ngọc tiếp tục vào một vai nhiều năng lượng. Với Như Ý, cô có vẻ hơi thiếu tiết chế và hơi làm quá trong một số tình huống. Tuy nhiên, phần lớn là do lỗi của kịch bản, khi “bắt” Như Ý phải thay đổi từ đỏng đảnh đến nghiêm túc, từ ngơ ngác đến quyết tâm, từ nông cạn đến thấu hiểu, chỉ trong “một nốt nhạc”. Cô không có những đoạn chuyển để thuyết phục hơn.

Cô Ba Sài Gòn có đôi chút điểm sáng đến từ công tác đạo diễn của Trần Bửu Lộc, màu phim khá đẹp và phần nhạc nền du dương. Khó nói rằng phần dẫn truyện có gì ấn tượng hay sáng tạo, nhưng chúng ta có thể cảm thấy sự cố gắng. Ngoài ra, có chút thú vị đến từ cách nói năng “lai Pháp” xưa cũ (Ô la la). Thế nhưng, phần còn lại của phim là một tập hợp nhốn nháo và thiếu kiểm soát về thể loại cũng như định hướng. Một nỗ lực cố gắng dung hòa giữa nghệ thuật và thị trường, giữa sâu sắc và thời thượng, giữa vẻ đẹp truyền thống và sự hào nhoáng hiện đại, trong một quyết định thiếu vắng sự dũng cảm và dấn thân. Kết quả là một bộ phim không nghiêng về bên nào, hời hợt và vô hồn như những bộ áo dài lướt trên sân khấu ở đoạn cuối. Những bộ áo dài cứ thế trôi qua mắt người xem, nhưng không có gì đọng lại.

Nguồn: Hoài Nam - 35mm
Cảm nhận phim Stranger Things mùa 2 - Bước tiếp nối hoành tráng và mãn nhãn

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Điểm mặt dàn sao đình đám trong bom tấn "Justice League" chuẩn bị ra mắt



Hãy cùng điểm qua những ngôi sao sẽ góp mặt trong bom tấn "Justice League" của Warner Bros./Dc.
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, bom tấn Justice League – Liên Minh Công Lý sẽ chính thức bùng nổ tại các rạp. Đây là dự án quy tụ đông đảo dàn siêu anh hùng của vũ trụ DC trên màn ảnh rộng, hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều điều ấn tượng và thú vị.

Cùng điểm qua dàn sao đình đám hóa thân vào các siêu anh hùng của bom tấn Justice League:

Ben Affleck trong vai Batman

Trước khi trở thành kỵ sĩ bóng đêm Batman của thành phố Gotham trong Batman v Superman: Dawn of Justice , Ben Affleck đã là một diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất phim thành công tại Hollywood.